Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong cách chúng ta cảm nhận đồ vật, ảnh hưởng đến phản ứng, cảm xúc, hành động và ý kiến của chúng ta. Màu sắc của một vật thể thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng nhận biết của chúng ta. Lấy một quả cam chẳng hạn. Nếu bạn nhìn thấy một quả cam màu tím – mà không thể chạm, nếm hay ngửi – liệu bạn có thể nhận ra nó không?
Bạn có thể đã nghe các nhà tiếp thị khác thảo luận về tầm quan trọng của việc chọn màu sắc phù hợp cho thương hiệu của bạn. Nhưng chính xác thì màu sắc ảnh hưởng đến hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu như thế nào? Câu trả lời nằm ở tâm lý màu sắc.
Tâm lý màu sắc là gì?
Tâm lý học màu sắc phân tích mối quan hệ giữa tâm trí chúng ta và màu sắc của đồ vật. Mối quan hệ ngày có thể khiến chúng ta cư xử theo một cách nhất định hoặc khơi gợi những cảm xúc cụ thể. Ví dụ: biển báo đường màu đỏ thường khuyên bạn dừng lại, biển báo màu cam khuyên bạn nên thận trọng và thiệp màu hồng khiến bạn nghĩ đến sự lãng mạn.
Tâm lý màu sắc hoạt động như thế nào?
Mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm nhưng các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta phản ứng với màu sắc, bao gồm:
Văn hóa: cùng với sự tương đồng về văn hóa, các quốc gia gần nhau về mặt địa lý có mối liên hệ chặt chẽ hơn về cảm xúc màu sắc so với các quốc gia ở xa. Vì các nền văn hóa khác nhau liên kết các màu sắc khác nhau với các sự kiện như đám cưới, đám tang, nên có vẻ như những điểm tương đồng về văn hóa có thể ảnh hưởng đến nhận thức về màu sắc.
Kinh nghiệm trong quá khứ: việc nhìn thấy một màu sắc trong một trải nghiệm cảm xúc có thể ảnh hưởng đến mối liên hệ cảm xúc trong tương lai của chúng ta với màu sắc đó.
Ngôn ngữ: các nhà nghiên cứu nghiên cứu sự khác biệt trong nhận thức màu sắc giữ người nói tiếng Mông Cổ và Quan Thoại có sự khác biệt mạnh mẽ giữa tâm lý màu sắc của họ.
Phần còn lại của bài viết này sẽ phác thảo cách các yếu tố tâm lý này có thể giúp bạn hiểu tác động của màu sắc trong tiếp thị - cụ thể là màu sắc thương hiệu của bạn có thể tác động như thế nào đến quyết định mua hàng và nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng.
Màu sắc có ý nghĩa gì?
Để đưa ra quyết định xây dựng thương hiệu hiệu quả, trước tiên bạn cần hiểu các màu sắc khác nhau có ý nghĩa gì đối với khán giả của mình. Trong khi các biến thể về trải nghiệm, ngôn ngữ và văn hóa đều ảnh hưởng đến nhận thức màu sắc.
Để bắt đầu, chúng tôi đã biên soạn danh sách một số ý nghĩa màu sắc phổ biến nhất:
- Màu đỏ: chúng ta thường liên tưởng màu đỏ với sự nguy hiểm, quyền lực và hung hãn. Tuy nhiên, có lẽ hơn bất kỳ màu sắc nào khác, chúng ta vẽ ra nhiều kết nối tích cực và tiêu cực với màu đỏ. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất của phạm vi này là xu hướng mọi người liên tưởng màu đỏ với tình yêu hoặc sự ghét bỏ.
- Màu vàng: giống như những tia nắng ấm áp, màu vàng t hường có tác dụng làm tâm trạng tươi sáng hơn. Có lẽ vì liên quan đến mặt trời nên nhiều người liên tưởng màu vàng với các cảm xúc tích cực như sụ ấm áp và hạnh phúc.
- Màu cam: mọi người trên toàn thế giới liên tưởng đến màu cam với những cảm xúc tích cực như niềm vui, sự thích thú. Cùng với màu đỏ, sự sống động của màu cam có thể thu hút sự chú ý của mọi người.
- Màu xanh lam: một lối nói thông dụng của người Mỹ “I feeling blue” – màu xanh lam thường liên kết với nỗi buồn. Tuy nhiên, màu xanh lam cũng có thể làm tăng cảm giác bình tĩnh, nhẹ nhõm và mãn nguyện.
- Màu xanh lá cây: quảng cáo của Mỹ thường sử dụng màu xanh lá cây trên các sản phẩm gắn liền với chủ nghĩa bảo vệ môi trường, nhấn mạnh sự nổi bật của màu xanh lá cây trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngoài điều này, màu xanh lá cây còn khuyến khích cảm giác hài lòng, nhẹ nhõm, vui vẻ.
- Màu tím: sự hiếm có của màu tím trong môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận màu sắc, khiến chúng ta cảm thấy nó hấp dẫn. Cảm giác hấp dẫn này chuyển thành mối liên hệ với những điều chưa biết và tâm linh.
- Màu hồng: chúng ta thường coi màu hồng là màu nữ tính hoặc lãng mạn. Tuy nhiên, màu sắc có thể gợi ra nhiều cảm xúc tùy vào sắc độ của nó. Màu hồng nhạt mang lại cảm giác êm dịu, màu hồng tươi thường có tác dụng thêm sinh lực. Trên toàn thế giới, màu hồng thường liên kết với tình yêu, niềm vui.
- Màu đen: văn hóa phương tây thường gắn liền màu đen với các sự kiện trang trọng như đám tang, thất vọng hoặc ghê tởm.
- Màu trắng: các bệnh viện thường có màu trắng chủ yếu vì chúng ta liên tưởng màu trắng với sự sạch sẽ. Màu trắng cũng truyền đạt sự thuần khiết hoặc ngây thơ.
Cách chọn màu cho thương hiệu của bạn
Màu sắc trong tiếp thị được sử dụng để kết nối thương hiệu của bạn với khán giả.
Bây giờ bạn đã hiểu tâm lý đằng sau màu sắc và nắm chắc ý nghĩa của các màu sắc khác nhau giữa các nền văn hóa, bạn sử dụng kiến thức đó như thế nào để xác định màu sắc phù hợp cho thương hiệu của mình. Để bắt đầu, chúng ta sẽ xem xét màu sắc ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược tiếp thị và một số cân nhắc chung cần lưu ý khi đưa ra quyết định.
Màu sắc được sử dụng trong tiếp thị để kết nối thương hiệu của bạn với khán giả và giúp truyền đạt thông tin một cách trực quan. Đảm bảo người xem của bạn có thể hiểu được thông tin cần thiết – tất cả bao bì, quảng cáo, trang web và các điểm tiếp xúc khác phải dễ tiếp cận và dễ đọc. Sử dụng các màu tương phản cho nền của bạn và bất cứ thứ gì được đặt trên chúng và đảm bảo bạn tính đến các loại mù màu phổ biến.
Với những cân nhắc đó, bạn có thể đi sâu vào các lựa chọn màu sắc dành riêng cho thương hiệu hơn.
Thể hiện cá tính thương hiệu
Khi bạn nghĩ đến Home Depot, điều đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Màu cam có thể là một trong số đó.
Màu sắc thương hiệu của bạn có thể dễ dàng trở thành một trong những điều đầu tiên người tiêu dùng chú ý và là một trong những điều đầu tiên họ nói về nó. Sự liên kết này khiến việc chọn màu sắc truyền đạt chính xác về thương hiệu trở nên rất quan trọng.
Tương tự như cách chúng ta vẽ ra những mối liên hệ rộng rãi giữa các màu sắc và cảm xúc, chúng ta cũng có thể vẽ ra mối liên hệ giữa màu sắc và nhận thức về tính cách thương hiệu.
Tuy nhiên, mỗi liên hệ giữa màu sắc và tiếp thị có thể khiến người tiêu dùng liên kết những ý nghĩa mới với màu sắc mang tính biểu tượng của họ. Ví dụ: mọi người có những liên tưởng khác nhau về màu tím Cadbury so với màu tím thông thường. Các thương hiệu khác trong cùng danh mục sản phẩm cũng có thể tận dụng những liên tưởng mới này.
Hãy xem xét môi trường canh tranh của bạn giúp hình thành mối liên kết giữa màu sắc và tính cách thương hiệu của bạn như thế nào. Hãy chú ý dến những thương hiệu có màu sắc mang tính biểu tượng – cách người tiêu dùng nhìn nhận về những thương hiệu đó có thể ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận về bạn. Bạn có thể tận dụng các biểu tượng màu sắc này để truyền đạt tính cách thương hiệu của bạn mong muốn hoặc có thể khác biệt với chúng để nổi bật.
Phù hợp với khách hàng
Ngoài việc điều chỉnh màu sắc phù hợp với tính cách thương hiệu, bạn cũng nên điều chỉnh chúng phù hợp với đối tượng của mình. Hãy xem xét trải nghiệm văn hóa và ngôn ngữ của khán giá cũng như cách chúng có thể ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về màu sắc bạn đã chọn
Bạn cũng nên cân nhắc xem bạn chỉ yếu tiếp thị cho đối tượng B2B hay B2C, vì những khách hàng này có những trạng thái suy nghĩ rất khác nhau khi mua hàng và đưa ra quyết định mua hàng của họ dựa trên các yếu tố khác nhau.
Tại sao màu sắc lại quan trọng trong tiếp thị?
Việc đưa ra các lựa chọn chiến lược cho màu sắc thương hiệu của bạn trở nên cấp thiết khi xem xét vai trò của màu sắc trong tiếp thị. Ngoài việc truyền đạt tính cách thương hiệu của bạn, việc chọn màu phù hợp có thể ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng và giúp phân biệt sản phẩm của bạn với đối thủ cạnh tranh.
Màu sắc và quyết định mua hàng?
Vì màu sắc ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận đồ vật nên nó cũng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của mọi người thông qua:
- Phán đoán tiềm thức: màu sắc chiếm tới 90% quyết định ban đầu của khách hàng về một sản phẩm.
- Sự hấp dẫn trực quan: giao diện của sản phẩm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng – khi mọi người tìm thấy thứ gì đó hấp dẫn về mặt hình ảnh, họ sẽ có nhiều khả năng mua nó hơn.
- Gợi nhớ thương hiệu: màu sắc có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc gợi nhớ thương hiệu và quyết định mua hàng của khách hàng khi tiếp xúc với một thương hiệu mới.
Bài viết liên quan: